Làm thế nào để tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi?
Bạn đang xem: Tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi?
Làm thế nào để tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi? Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong thời gian vừa qua. Hãy cùng Thiên phú đi tìm câu trả lời về vấn đề này qua các thông tin được chọn lọc và tổng hợp dưới đây, bạn nhé!
Làm thế nào để tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi?
Cách tốt nhất để tránh tình trạng nứt khi đổ bê tông tươi chính là tuân theo các bước đơn giản trước, trong và sau khi đổ bê tông, bảo dưỡng sau khi hoàn thiện. Như vậy sẽ hạn chế được các vết nứt, vết chân chim khi đổ bê tông tươi.
Thành phần bê tông bao gồm xi măng, đá, cát, nước. Khi bê tông ở giai đoạn dẻo, linh động được gọi là đổ bê tông tươi. Bê tông đông cứng, vữa xi măng co ngót, cường độ thấp nên không chống lại hiệu ứng do ứng suất tạo ra, dẫn đến tình trạng bị nứt. Đổ đổ bê tông tươi vào một ngày có gió, phần bề mặt bị đông cứng, gây ra tình trạng co ngót không đều >>> bị nứt.
Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế nội thất chung cư diện tích nhỏ
Trong trường hợp nền đất phía dưới bê tông không được phẳng sẽ xuất hiện lực kéo không đều, gây ra ứng suất ảnh hưởng xấu đến bê tông mới. Cho nên, để đảm bảo quá trình đổ bê tông tươi không bị nứt, để lại dấu vết, bạn cần tham khảo các thông tin sau:
Trước khi đổ bê tông.
Cần đảm bảo dưới bề mặt bê tông được làm cứng và là phẳng hoàn toàn.
Hạn chế sử dụng đan lưới thép dạng cuộn (thép tròn trơn D<=8). Bởi vì đan lưới thép này rất khó định vị mặt trên của bê tông. Trong trường hợp bắt buộc, không còn cách nào khác thì cần cố định thép đúng yêu cầu về khoảng cách và kích thước. Tuy nhiên, để đảm bảo được vấn đề này thì quá trình di chuyển trong thi công sẽ bị cản trở, khó khăn.
Trong trường hợp sử dụng thanh cốt thép (thép gai D>8), nhớ giữ thanh cốt thép ở nửa mặt trên của bê tông. Con kê trong trường hợp này rất quan trọng, đảm bảo sắt thép đặt lên, giữ đúng vị trí thiết kế khi đổ bê tông. Cốt thép giúp kiểm soát các vết nứt bởi vì khi vết nứt xuất hiện, cốt thép được khi công sẽ là yếu tố giữ hỗn hợp bê tông lại với nhau.
Xem thêm: Nhà phân phối sàn gỗ Việt Nam hàng đầu, Uy Tín, Chất lượng
Yêu cầu đơn vị cấp bê tông tươi cung cấp các sợi cho hỗn hợp đổ. Các sợi này có thể là sơi nilon hay sợi polypropylene có tác dụng giảm thiểu các vết nứt trong bê tông. Và đừng quên trước khi đổ bê tông tươi, khuấy trộn nước xi măng đổ lên bề mặt cấu kiện để hỗn hợp bê tông tươi không bị bề mặt khô hấp thụ.
Từ đó gây ra tình trạng khô không đều, các vết nứt tệ hạ do co ngót dẻo sinh ra. Trường hợp cấu kiện là móng, màng nhựa là vật liệu lý tưởng nhất để cách ly giữa nền và kết cấu bê tông. Đơn vị cấp bê tông tươi cung cấp bê tông trộn đúng tỷ lệ, xuất trình giấy tờ khi vận chuyển bê tông đến công trình. Chung quy nguyên liệu bê tông tốt sẽ tránh trình trạng nứt bê tông khi xây dựng.
Đổ bê tông tươi xong.
Ngay sau khi đổ xong, đối với cấu kiện lớn là sàn nhà và móng nhà, yêu cầu công nhân dùng thiết bị vỗ nhẹ bề mặt bằng bàn xoa sao cho nước của bê tông nổi lên trên cấu kiện. Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất để tránh tình trạng nứt khi đổ bê tông. Bảo vệ bề mặt cấu kiện sau khi đổ bê tông với gió. Sử dụng vật tư che chắn dưới ánh nắng mặt trời. Như vậy bê tông sẽ khô đều từ bề mặt xuống dưới đáy cấu kiện, không bị nứt.
Vết nứt đổ bê tông
Xem thêm: Chia sẻ bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí hiệu quả
Biện pháp phổ thông nhất hiện nay là tiến hành tưới nước thường xuyên sau vài ngày đổ bê tông hoặc dùng phương pháp sử dụng bao tải thấm nước rải lên bề mặt bê tông. Với cấu kiện bê tông có diện tích lớn, khe co giãn là yếu tố quan trọng, tránh bị nứt. Khe co giãn rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của bê tông, khoảng cách giữa các khe tối thiểu gấp 25 độ dày bê tông. Làm như vậy sẽ đảm bảo không thấy vết nứt bê tông, đảm bảo thẩm mỹ.
Nếu sàn dày >10 cm, tiến hành tạo khe co giãn. Các khe này cần có độ sâu ít nhất 2 cm và được đặt cách nhau cứ mỗi 250 – 3000 cm/một khe. Dùng công cụ tạo khe co giãn có độ sâu tối thiểu bằng ¼ độ dày của sàn. Áp dụng cách này sẽ giúp bê tông nứt tại điểm yếu nhất, các khe co giãn có độ sâu vừa đủ.
Trong trường hợp khe co giãn đặt vào vị trí và bê tông được bảo dưỡng trong 2 tuần, đừng quên tiến hành hàn kín các khe co giãn này. Mục đích của hành động này là ngăn cản nước không xâm nhập vào lớp móng. Từ đó gây ra hiện tượng co giãn, thâm nhập vào bên trong khe, gây đóng băng, tạo vết nứt.
Xem thêm: Tham khảo bảng kê nguyên vật liệu xây nhà chi tiết nhất
Làm thế nào để tránh các vết nứt khi đổ bê tông tươi? Tất cả đã được chia sẻ qua các thông tin ở trên. Mong rằng, bài viết này đã giúp ích cho bạn đọc muốn hiểu hơn về sản phẩm. Chúc bạn đọc một ngày mới vui vẻ với những điều may mắn và tuyệt vời nhất!
Website : https://thietbixaydungsg.com
Danh mục : Kiến Thức Xây Dựng
Fanpage: Thiết bị xây dựng Sài Gòn
- Trực tiếp tại Xưởng Kích Tăng Giàn Giáo tại TpHCM Mới Cũ Báo Giá
- GIÁ THUÊ GIÀN GIÁO và Lắp Dựng Giàn Giáo tại TPHCM Hiện Nay 2024
- Bánh Xe Đẩy Hàng Chịu Tải 1000kg Chính Hãng Uy Tín
- Kiểm Định chất lượng giàn giáo xây dựng
- Nhà kê khai 99 Có thể làm sổ hồng hay không? – Hướng dẫn và giải đáp
- Vì Sao Phải Lựa Chọn Giàn Giáo Xây Dựng Chất Lượng
- Năng lượng gió dùng để làm gì? Ứng dụng năng lượng gió tại Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề:
-
Bảo quản U conson đúng cách sử dụng bền lâu
-
Cấu tạo cột bê tông cốt thép như thế nào?
-
Quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm sàn đúng kỹ thuật
-
Cách Sắp xếp thép trong móng cọc sao cho sắp xếp khoa học
-
Làm sao để Đổ bê tông dưới nước Phương Pháp – Lưu ý
-
Thiết kế nhà ở và những nguyên tắc cơ bản để có nhà đẹp
-
Mẫu biên bản nghiệm thu xây dựng hoàn thành
-
Gạch thẻ tiếng anh là gì – Từ vựng tiếng Anh về những loại gạch
-
Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
-
Tìm hiểu Tiêu chuẩn cho móng cốc nhà 2 tầng
-
Biện pháp thi công cầu thang bộ đơn giản từ A tới Z
-
Mật độ xây dựng là gì? Ý nghĩa và cách tính mật độ xây dựng
-
File Excel bảng tính vì kèo kết cấu thép siêu chuẩn
-
Đá chẻ xây móng : Quy cách, kích thước, khối lượng
-
Bê tông ứng lực trước là gì? Những phương pháp gây ứng lực trước
-
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà, cải tạo nhà ở